- Trang chủ /
- Y học thường thức /
- 12 Cách chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả
12 Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả
- Cập nhật: 20/03/2025
- Tác giả: Admin
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất, mẹo chữa bệnh trĩ dân gian hay phương pháp điều trị bệnh trĩ đều là những từ khóa được tìm kiếm nhiều trên mạng internet do tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao. Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở hầu hết các đối tượng cũng như có tỷ lệ tái phát cao, vì là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều người bệnh thường có tâm lý e ngại, đắn đo, thay vì đến các trung tâm cơ sở y tế thì họ sẽ điều trị tại nhà. Vậy những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà có thực sự hiệu quả, cùng chúng tôi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ dân gian trong bài viết dưới đây.
Những thông tin về bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là gì?
Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh trĩ trước khi phân tích những cách chữa bệnh trĩ hiệu quả để hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Bệnh trĩ có tên gọi khác là bệnh lòi dom thuộc nhóm bệnh lý về hậu môn - trực tràng phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 35-50% ( theo Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam nghiên cứu chỉ ra), đây là tình trạng tĩnh mạch tại vùng hậu môn trực tràng bị phình to hoặc co giãn quá mức ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ tuy không tác động nhiều đến sức khoẻ hay tính mạng con người nhưng bệnh gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống cho bệnh nhân. Bệnh được chia thành 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại dựa trên vị trí của búi trĩ, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị bệnh trĩ riêng. Cụ thể:
Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng các búi trĩ xuất hiện trên đường lược ( đường hình răng cưa, nằm ở ranh giới giữa lớp trong cùng biểu mô hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ nội nằm ở bên trong nên khó nhìn và sờ thấy được, tuy nhiên khi búi trĩ to ra sẽ sa ra bên ngoài.
Dấu hiệu của bệnh trĩ nội sẽ tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của giai đoạn mắc bệnh (4 giai đoạn). Trong hầu hết trường hợp mắc bệnh trĩ nội, dấu hiệu phổ biến nhất đó là gây chảy máu, người bệnh có thể thấy máu tươi ở trong phân hoặc trong giấy vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng sa búi trĩ khi búi trĩ quá to, có trương hợp búi trĩ sẽ tự thụt vào nhưng cũng có lúc cần dùng tay mới ẩn vào trong được. Khi sa búi trĩ người bệnh sẽ cảm thấy hậu môn ngứa, sưng tấy rất khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược và có thể kèm theo bệnh trĩ nội tạo thành trĩ hỗn hợp. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội, như sau:
• Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nhẹ: Cảm giác đau rát ở hậu môn mỗi lần đi đại tiện, hoặc khi ngồi, đi ngoài ra máu và cảm thấy có búi sa trĩ ở bên ngoài hậu môn, cảm thấy ngứa khu vực trực tràng và xung quanh hậu môn.
• Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nặng: Hậu môn xuất hiện các mô giống như thịt thừa, màu đỏ, bên trong chứa nhiều mạch máu, khi phình to chứa có màu xanh tím, dễ bị vỡ và gây đau đớn khi cọ xát.
Nếu không có cách điều trị trĩ ngoại an toàn sẽ khiến tình trạng bệnh càng thêm nặng gây ra tình trạng thiếu máu, trĩ sa nghẹt, tắc mạch hay viêm loét, nhiễm trùng,...
Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể lựa chọn cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất cho riêng mình cũng như phòng tránh bệnh tốt hơn. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ gồm có:
• Táo bón, tiêu chảy kéo dài gây áp lực lên trực tràng hoặc khi đi đại tiện rặn quá nhiều.
• Mang vác vật nặng hoặc đứng/ngồi làm việc quá lâu ảnh hưởng đến vùng trực tràng .
• Mang thai và sinh nở: là khi thai nhi phát triển tạo áp lực lên các tĩnh mạch, hoặc việc căng thẳng trong khi sinh nở cũng có thể mắc bệnh trĩ.
• Béo phì kèm theo chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít chất xơ, ít vitamin, uống ít nước, thường xuyên ăn đồ cay nóng và chế độ sinh hoạt lười vận động.
Để biết được cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất nào phù hợp với mình, bệnh nhân nên đến trực tiếp cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp thích hợp nhất. Vậy có cách điều trị bệnh trĩ tại nhà không, hãy cùng tham khảo 10 cách chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả ngay dưới đây.
12 cách cách chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà an toàn và hiệu quả
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng củ nghệ
Với hàm lượng hoạt chất Curcumin - một loại chất kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, củ nghệ có thể cải thiện những triệu chứng khó chịu của bệnh, giảm sưng phù búi trĩ, ngăn chặn quá trình phát triển của búi trĩ.
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng củ nghệ:
- Chuẩn bị 200g củ nghệ tươi rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc, sau đó đem đi giã nát.
- Lấy một tấm vải sạch, đổ tất cả vào đấy chắt lấy nước cốt.
- Cần vệ sinh sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau đó bôi nước cốt nghệ tươi lên búi trĩ, đợi khô và bôi thêm 2-3 lần nữa.
- Duy trì thực hiện 3 lần/ngày và trong khoảng 2 tháng để thấy các triệu chứng được cải thiện.
2. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng lá diếp cá
Sử dụng lá diếp cá điều trị bệnh trĩ chính là cách chữa bệnh trĩ dân gian được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Trong lá diếp cá có loại hoạt chống Quercetin có tác dụng cải thiện giúp búi trĩ nhỏ đi, ngăn chặn sự giãn nở của tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra trong lá diếp cá còn có một loại chất tương tự chất kháng sinh tự nhiên đó là Decanonyl Acetaldehyde giúp hạn chế sự viêm nhiễm, kháng khuẩn, búi trĩ mau lành.
Ngoài ra trong các bài thuốc Đông y, rau diếp cá có tính mát, nhuận tràng có thể làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giúp người bệnh cải thiện tình trạng táo bón, đi đại tiện dễ dàng hơn cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất bằng lá diếp cá:
- Chuẩn bị khoảng nửa cân lá diếp cá đem đi rửa sạch với nước muối. Vớt rau để ráo nước và cho vào máy sinh tố thêm vào đó 500ml nước.
- Nếu bạn uống nước sinh tố sinh tố khá tốt, không quen có thể uống phần nước cốt sau khi lọc bỏ bã, kiên trì uống 2 cốc mỗi ngày, vừa sẽ thấy triệu chứng bệnh trĩ cải thiện tốt hơn, vừa làm đẹp cho bản thân từ sâu bên trong.
Cách điều trị trĩ ngoại đơn giản:
- Dùng một số lá diếp cá tươi rửa sạch, giã nát thêm vài hạt muối nữa, đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều, cảm giác đau rát, phù nề hậu môn cũng được giảm bớt.
3. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng lá ngải cứu
Tại sao lá ngải cứu lại được dùng làm cách chữa bệnh trĩ dân gian? Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, thuộc học cứ, hoạt chất trong lá chứa nhiều thành phần có công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết,....đặc biệt hoạt chất Yomogin có thể co búi trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả tại nhà.
Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian tại nhà bằng lá ngải cứu rất đơn giản gồm các bước:
- Lấy lá ngải cứu và lá lốt đã rửa sạch, đem giã nhỏ và đắp trực tiếp lên hậu môn, cố định bằng băng gạc và giữ nguyên trong khoảng 1 tiếng, cần kiên trì thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
- Nên áp dụng cách điều trị trĩ ngoại này khi tình trạng bệnh còn nhẹ, kích thước chưa lớn, nếu nặng hơn cần thay đổi cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp dân gian.
4. Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà bằng nước muối
Muối không chỉ là gia vị cần thiết trong mỗi bữa ăn mà muối có tính sát trùng kháng khuẩn cao rất thích hợp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Do vậy người bệnh có thể sử dụng muối để cải thiện viêm sưng, xuất huyết ở búi trĩ.
Người bệnh có thể ngâm hậu môn với nước muối ấm để tăng lưu thông đến các mạch máu hậu môn, giảm tình trạng sưng phồng, ngăn chặn sa búi trĩ hiệu quả.
Cách chữa trị bệnh trĩ nội bằng nước muối rất đơn giản, dùng khoảng 200g muối trắng, pha cùng với 2 lít nước sạch ( nên dùng nước ấm) và ngâm vùng hậu môn mỗi ngày. Để thấy được hiệu quả, mọi người cần kiên trì thực hiện tuy nhiên khi tình trạng viêm nhiễm càng lớn dần cần ngưng biện pháp này ngay và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
5. Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian bằng quả sung
Thực tế không nhiều người biết đến cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng quả sung, tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh, quả sung có chứa hàm lượng các nguyên tố vi lượng rất dồi dào như sắt, canxi, photpho, các loại vitamin nhóm A, B, C, K,E,... và các hoạt chất có lợi như citric acid, glucose, oxalic acid,... Đây đều là những chất có khả năng cầm máu, giảm tình trạng sa búi trĩ nội, búi trĩ ngoại, ngoài ra ăn với lượng vừa đủ, quả sung có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng táo bón, đại tiện đi dễ dàng hơn.
Mọi người có thể dùng cả quả sung và lá sung để thực hiện cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà:
- Lấy khoảng 20 quả sung non ngâm trong nước muối và dùng để ăn sống, hoặc có thể chế biến các món ăn từ sung như: sung muối xổi, nấu canh sung hầm xương,...
- Cách điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng lá sung: Dùng khoảng 500g lá sung hoặc 300g quả sung đã rửa sạch bổ nhỏ, đem đun với 2 lít nước sạch khoảng 10-15 phút sôi thì đổ ra chậu. Dùng nước đã đun để xông hơi búi trĩ ngoại và hậu môn, khi nước còn ấm có thể ngâm và vệ sinh búi trĩ.
6. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng dầu dừa
Có nhiều người chọn lựa dầu dừa là cách điều trị trĩ ngoại - trĩ nội tại nhà bởi vì trong dầu dừa chứa hàm lượng lớn các vitamin E, D và các loại axit có lợi khác như axit capric, axit caproic,...Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm tốt, làm mềm vùng da hậu môn, giảm cảm giác ngứa, đau rát, kháng khuẩn, ngăn ngừa sưng viêm ở hậu môn và ức chế sa búi trĩ nếu sử dụng thường xuyên đều đặn.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng dầu dừa rất đơn giản, bôi 1 lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng đau rát, ngứa, búi trĩ ở hậu môn, sau khoảng 60 phút thì rửa lại bằng nước ấm, nên thực hiện thường xuyên mới thấy hiệu quả.
Cách chữa trị nội tại nhà bằng dầu dừa:
- Chuẩn bị khay đá và đổ dầu dừa nguyên chất dạng lỏng vào khay và để vào ngăn đông tủ lạnh.
- Khi dầu dừa cứng lại thì tách lấy viên đá dầu dừa đặt vào nơi sâu nhất có thể bên trong ống hậu môn. Nằm sấp và để im như vậy trong khoảng 60 phút để dầu dừa có thể thẩm thấu hết và không bị tràn ra ngoài. Kiên trì như vậy khoảng 1-2 lần/ngày cho đến khi thấy hiệu quả.
7. Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi hay còn có tên gọi khác là cây cỏ mực thuộc họ thân cỏ xuất hiện nhiều ở đồng ruộng. Cây cỏ mực có tính mát, vị hơi chua ngọt, có thể thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và điều trị chứng táo bón rất hiệu quả. Cây nhọ nồi còn là một vị thuốc Nam rất hữu hiệu trong việc điều trị bệnh trĩ như: có thể cầm máu nếu vết thương hở, khử trùng, sát khuẩn ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng, phù nề hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng cây nhọ nồi có những cách sau:
- Xông hơi và ngâm rửa hậu môn với nước lá nhọ nồi đun sôi. Nên áp dụng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để thấy hiệu quả.
- Sử dụng cây cỏ mực ở dạng khô vừa giữ được thành phần của thuốc, đỡ tốn thời gian điều chế. Sau khi nghiền bột cỏ khô hoà với nửa bát nước con khuấy đều và uống trực tiếp. Kiên trì ngày 2-3 lần trong 4 tuần sẽ thấy tình trạng bệnh trĩ được cải thiện.
8. Cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất bằng cây nha đam
Cây nha đam hay còn được biết đến là cây lô hội bên trong mỗi lá chứa hàm lượng nước và khoáng chất dồi dào có công dụng làm dịu vùng da sưng tấy đỏ, cải thiện tình trạng đau rát. Bên cạnh đó enzym bradykinin trong thịt nha đam có khả năng giảm đau, chống viêm nhiễm và phục hồi tế bào niêm mạc bị tổn thương. Ngoài ra chất nhầy sẽ giúp bôi trơn hậu môn, khi đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý với những làn da nhạy cảm có thể sẽ bị dị ứng với thảo dược này, cần thử trước khi áp dụng.
Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với nha đam tại nhà hiệu quả:
- Thoa trực tiếp nha đam lên vùng da hậu môn: lấy thịt bên trong lá nha đam, tránh dịch màu vàng sẽ gây ngứa và thoa trực tiếp lên búi trĩ và xung quanh hậu môn, mát xa để tinh chất thẩm thấu bên trong.
- Cách điều trị trĩ nội bằng nước ép lô hội: Xay phần thịt nha đam với nước theo tỷ lệ 1:2 và uống trực tiếp vào mỗi buổi sớm khi bụng đang đói.
- Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng nha đam và giấm táo: Pha nguyên liệu giấm táo và thịt nha đam theo tỷ lệ 1:1, đối với người mắc bệnh trĩ nội thì xay với nước và uống 2 lần/ ngày; đối với người mắc bệnh trĩ ngoại dùng bông sạch nhúng vào hỗn hợp đã được trộn đều và đắp lên hậu môn.
9. Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây vông
Lá vông điều trị bệnh trĩ vẫn là phương pháp được nhiều người áp dụng ngày nay. Lá vông được sử dụng làm thuốc trong việc điều trị các bệnh về an thần, viêm nhiễm. Cụ thể, lá vông có vị đắng chát, có thể ức chế hệ thần kinh trung ương, đẩy lùi phong thấp, hạ nhiệt, sát trùng cơ thể, có thể cầm máu, chống viêm trong bệnh trĩ. Hoạt chất Saponin tác động vào sự co bóp của các cơ búi trĩ, ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nhanh nhất bằng lá cây vông:
- Đắp lá cây vông: Lá vông sau khi rửa sạch để ráo thì đem hơ nóng trên lửa rồi đắp lên búi trĩ đã được vệ sinh sạch sẽ trước đó. Thực hiện 2 lần/ngày để hậu môn bớt đau rát, khó chịu.
10. Cây phỉ - cách điều trị bệnh trĩ tại nhà an toàn
Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cây phỉ không nhiều người biết đến bởi loại cây này mọc nhiều ở vùng núi đông nước Mỹ và Canada và hiện ở nhiều quốc gia châu Âu. Nhờ có thành phần hoạt tính mà cây phỉ thường được áp dụng trong điều trị mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch,...Đối với bệnh trĩ, cây phỉ có thể hỗ trợ giảm viêm nhanh chóng nhờ một lượng lớn chất chống oxy hóa trong đó, tránh tình trạng viêm nhiễm diện rộng, ngoài ra cây phỉ có thể giảm triệu chứng mẩn đỏ, cầm máu.
Cách điều trị trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà đơn giản:
- Sử dụng lá cây Phỉ ép lấy nước và đắp lên vùng tổn thương 4-5 lần/ ngày trong nhiều ngày.
- Ngâm cây phỉ với rượu uống hàng ngày.
- Đun lá cây phỉ cùng nước thành trà uống 2-3 lần/ngày.
Lưu ý của bác sĩ chuyên Hậu môn - trực tràng: Những cách chữa bệnh trĩ dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh chứ không là phương pháp điều trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn. Ngoài ra những cách trên là truyền miệng và chưa có nghiên cứu xác minh những cách chữa bệnh trĩ nhẹ đó an toàn, lành tính và có hiệu quả. Thay vì tốn nhiều thời gian và công sức thực hiện nhiều bước tại nhà, mọi người nên đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra tình hình và có phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín
Hiện nay tại các bệnh viện, phòng khám lớn đang khuyến khích người bệnh chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại thay thế cho phương pháp truyền thống vừa mang lại nhiều ưu điểm về sức khoẻ, vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp những trường hợp bệnh nặng. Cụ thể hai phương pháp phổ biến đó là:
11. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT
Phương pháp HCPT là cách chữa bệnh trĩ nặng hiệu quả nhất hiện nay, với nguyên lý hoạt động sử dụng nguồn sóng cao tần qua dao điện nhằm xác định vị trí chính xác của búi trĩ. Dựa trên nguồn nhiệt điện trường xâm lấn tối thiểu, kích thích quá trình trao đổi các icon điện cực, tác động trực tiếp đến mạch máu nối liền với búi trĩ, làm đông và thắt chặt mạch máu cố định và loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.
Ưu điểm của phương pháp HCPT trong điều trị dứt điểm bệnh trĩ:
- Sử dụng nhiệt độ của dao điện nhưng nhiệt độ an toàn, không ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh hậu môn.
- Đây được xem là phương pháp xâm lấn tối thiểu ít chảy máu, không gây bỏng và người bệnh phục hồi nhanh.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ này an toàn với những người bị bệnh tim mạch và cả người sử dụng máy trợ tim.
- Quy trình thực hiện nhanh, bệnh nhân có thể di chuyển đi lại và trở về trong ngày, không cần nhập viện.
12. Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp PPH
Phương pháp PPH là cách chữa bệnh trĩ nặng an toàn, khi điều trị bệnh trĩ không cần sử dụng dao mổ, mà bác sĩ sẽ sử dụng kẹp PPH cắt búi trĩ ra khỏi đường lược dễ dàng. Như vậy sẽ tránh ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cắt chính xác mạch búi trĩ, loại bỏ phần niêm mạc sa phía dưới, ngăn chặn lượng máu cung cấp nuôi dưỡng búi trĩ, búi trĩ từ từ khô lại và rụng dần.
Ưu điểm của phương pháp PPH điều trị bệnh trĩ đó là:
- Phương pháp này khá an toàn, không phải cắt bỏ lớp đệm hậu môn, cho nên chức năng của hậu môn sẽ không bị ảnh hưởng hay để lại di chứng nào.
- Quá trình thực hiện phương pháp này người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn- ưu điểm vượt trội của phương pháp PPH.
- Khả năng hồi phục nhanh do không cần sử dụng đến dao mổ.
- Thời gian điều trị ngắn khoảng 20-30 phút được đánh giá rất phù hợp với người bận rộn.
Nên chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất tại Hà Nội?
Nếu không có cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất hoặc người bệnh điều trị tại địa chỉ không chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh càng tồi tệ và biến chứng nguy hiểm vô cùng. Nếu bạn ngại đến những bệnh viện lớn phải xếp hàng chờ đợi lâu, gặp nhiều người, lo lắng khi đến những phòng khám chui sẽ tốn nhiều tiền mà không đảm bảo chất lượng, chúng tôi sẽ giới thiệu một địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín chuyên về bệnh Hậu môn - trực tràng nổi tiếng đó là phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.
Hiểu được tâm lý lo lắng của bệnh nhân về chi phí điều trị, đi khám có đông người không, quy trình khám như nào,... phòng khám Hưng Thịnh có chuyên đội ngũ nhân viên y tá sẽ hỗ trợ giải đáp, tư vấn bệnh trĩ online miễn phí khi người bệnh liên hệ đến hotline phòng khám hoặc nhắn tin lên website. Ngoài ra người bệnh còn được hỗ trợ đặt lịch khám theo yêu cầu và được hướng dẫn nhận ưu đãi giảm 30% phí thực hiện tiểu phẫu.
Về chất lượng điều trị bệnh, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh được Sở Y tế Hà Nội kiểm định và có giấy phép hoạt động rõ ràng, đội ngũ bác sĩ đúng chuyên khoa được mời từ các bệnh viện lớn về đây làm việc. Cơ sở hạ tầng khang trang ngay trên mặt đường lớn Xã Đàn thuận tiện cho việc di chuyển, thiết bị máy móc cũng được đầu tư bài bản, cải tiến thường xuyên đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Phòng khám tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh trĩ từ nhẹ đến nặng, sẽ được kiểm tra chi tiết sau đó mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, từ truyền thống đến hiện đại. Phòng khám là cơ sở y tế đi đầu áp dụng hai phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại đó là phương pháp HCPT và phương pháp PPH, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, tiết kiệm thời gian điều trị, hiệu quả mang lại cao, tránh tái phát bệnh.
Thời gian làm việc tại phòng khám Hưng Thịnh rất linh hoạt, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng: từ 8h sáng -20h tối các ngày trong tuần và ngày lễ.
Thực tế những cách điều trị bệnh trĩ tại nhà trên chỉ có tác dụng hỗ trợ và cải thiện tình trạng tuy nhiên để thấy hiệu quả cần rất nhiều thời gian, trong trường hợp thực hiện không đúng quy trình sẽ khiến bệnh càng nặng thêm. Để đảm bảo an toàn, phòng tránh bệnh, mọi người cần có chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học, chế độ ăn uống đủ chất, ăn nhiều chất xơ và đến trung tâm y tế chuyên khoa ngay khi thấy bản thân có những dấu hiệu của bệnh.
- Phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nách hết bao nhiêu tiền 25/02/2025
- Bao quy đầu bị sưng mọng nước phồng lên như cục mỡ là bệnh gì? 09/05/2024
- Khám nam khoa là khám những gì? Quy trình như thế nào? 04/05/2024
- Hình ảnh sau khi cắt bao quy đầu (đã lành, bị phù nề) 03/05/2024
- Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi cắt bao quy đầu 27/04/2024
- Cảm giác quan hệ sau cắt bao quy đầu có làm giảm khoái cảm 26/04/2024
- Chi phí khám nam khoa ở Bệnh viện Bạch Mai (bảng giá, lịch khám) 25/04/2024
- Có thai 2 tháng phá được không? Cách phá thai 2 tháng tuổi 08/04/2024