- Trang chủ /
- Y học thường thức /
- Bệnh trĩ có gây đau lưng và đau bụng không?
Bệnh trĩ có gây đau lưng và đau bụng không?
- Cập nhật: 18/10/2023
- Tác giả: Thế Bằng
Ngoài các dấu hiệu của bệnh trĩ như táo bón, đau rát, chảy máu hậu môn thì đau lưng, đau bụng cũng là một trong những dấu hiệu được nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ thắc mắc, tìm hiểu. Hiện nay, tình trạng mắc bệnh trĩ ngày càng ra tăng do các thói quen sinh hoạt của người bệnh không đúng cách. Vậy bệnh trĩ có gây đau lưng và đau bụng không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Bệnh trĩ hay còn được gọi với cái tên dân gian là lòi dom, được hình thành do sự căng phồng và giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch trong ống hậu môn từ đó sẽ sinh ra các búi trĩ. Bệnh trĩ được phân thành 3 loại đó là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Chính vì lý do bệnh trĩ liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa nên nhiều người mắc bệnh thường đặt ra câu hỏi bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Câu trả lời là không, theo nghiên cứu khảo sát cho thấy thì bệnh trĩ không gây đau bụng. Bệnh trĩ thường ảnh hưởng trực tiếp đến những bộ phận trên cơ thể như hậu môn, trực tràng và gây ra các dấu hiệu bệnh lý như đau hậu môn, đi đại tiện ra máu chứ không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây đau bụng.
Có một số trường hợp người mắc bệnh trĩ mắc tình trạng táo bón kéo dài hoặc người bệnh cố rặn nên sẽ gây ảnh hưởng đến hậu môn như rách, tổn thương nặng nề. Ngoài ra, nếu người bệnh ngồi quá lâu thì có thể gây áp lực đến các mạch máu ở trực tràng rất dễ gây ra các búi trĩ. Đó là những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ mà người bệnh cần biết để tránh hiểu nhầm hiện tượng đau bụng là tác hại của bệnh trĩ. Nếu đau bụng nhưng không kèm theo hiện tượng đại tiện ra máu thì chưa chắc bạn đã mắc bệnh trĩ mà có thể đang gặp phải các vấn đề bệnh lý khác. Để trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có gây đau bụng không thì bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin này.
Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Lý do có nhiều người mắc bệnh trĩ thường có câu hỏi bệnh trĩ có gây đau lưng không là do bệnh trĩ thường gặp ở các bệnh nhân làm văn phòng hay tài xế tính chất công việc ngồi lâu một chỗ. Đó là lý do những người thuộc trường hợp mắc bệnh trĩ này luôn đặt ra câu hỏi bệnh trĩ có gây đau lưng không. Câu trả lời là không, bệnh trĩ không liên quan đến đau lưng.
Thay vì nghi ngờ bệnh trĩ có gây đau lưng không thì bạn nên quan tâm đến cơ thể vì rất có thể bạn đang mắc phải căn bệnh liên quan khác. Lý do mà nhiều người mắc bệnh trĩ này có thể do ngồi quá lâu, ngồi không đúng tư thế nên thường gây đau lưng hoặc có thể là các dấu hiệu của loại bệnh khác. Có thế thấy bệnh trĩ chỉ tác động lớn đến hậu môn nên việc trĩ gây đau lưng rất khó để xảy ra, có một số trường hợp người mắc bệnh trĩ nặng hoạt động khó khăn nên khi mang vác nặng sẽ gây đau lưng chứ không phải trĩ tác động trực tiếp đến đau lưng.
Xem thêm:
• Chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
• Chữa bệnh trĩ hết bao nhiêu tiền
• Đi đại tiện ra máu khám ở đâu
Vậy người mắc đau lưng, đau bụng là dấu hiệu bệnh gì?
Như đã trả lời ở trên rằng bệnh trĩ có gây đau lưng không, bệnh trĩ có gây đau bụng không thì câu trả lời là không. Chính thì thế mà nếu như bạn mắc các dấu hiệu đau lưng, đau bụng xuất hiện thời gian dài và thường xuyên thì bạn có thể đang mắc các bệnh lý liên quan sau:
1. Các bệnh lý về phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa là các bệnh thường liên quan đến cơ quan sinh dục của nữ như âm đạo, buồng trứng, tử cung,... Chính vì tác động đến các cơ quan này nên người bệnh có thể mắc phải các bệnh liên quan đến đau bụng dưới, đau ngang thắt lưng kéo dài như viêm đường tiết niệu, tắc nghẽn buồng trứng, u xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo,... Thông thường nữ giới thường đau bụng khi đến kỳ hành kinh, nhưng nếu không phải lý do này mà vẫn thường xuyên đau bụng thì rất có thể bạn đang mắc các bệnh lý kể trên. Nếu bạn đau bụng và kèm theo các triệu chứng khác như khí hư ra nhiều kèm mùi hôi, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, đau rát âm đạo khi quan hệ hoặc đi tiểu thì bạn không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được khám chẩn đoán bệnh và được tư vấn cách điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này.
2. Đau lưng, đau bụng báo hiệu mang thai ngoài tử cung
Nếu như nữ giới mang thai bình thường thì sẽ có dấu hiệu quen thuộc như buồn nôn, mệt mỏi, ốm nghén, thèm ăn,... thì nếu thai phụ gặp các dấu hiệu như đau bụng, đau lưng và ra máu bất thường thì rất có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Khi nữ giới mang thai ngoài tử cung sẽ có cảm giác đau bụng dưới ngay tại vị trí thai làm tổ. Nếu thai nhi càng phát triển lớn ngoài tử cung thì nữ giới sẽ càng đau bụng dữ dội và thường xuyên hơn. Ngoài đau bụng thì nếu như mang thai ngoài tử cung còn gây đau thắt lưng cũng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Tiếp đến nếu thai ngoài tử cung còn có thể gây ra hiện tượng ra máu âm đạo kéo dài kèm theo đau bụng. Nhiều người nhầm tưởng máu này là máu báo thai hoặc máu kinh nguyệt, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đi khám để kiểm tra sớm.
3. Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
Nhắc đến bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng thì không thể không kể tới triệu chứng đau bụng thường xuyên khi đói hoặc ăn đồ cay nóng, đồ có men chua như dưa muối, cà muối,... Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên thức khuya, stress kéo dài và ăn uống không đúng bữa. Người bệnh viêm loét dạ dày khi niêm mạc xói mòn hoặc xuất hiện các vết loét thì sẽ thường cảm thấy khó chịu, ợ hơi, ợ chua và đau bụng âm ỉ thường xuyên.
4. Khối u trong bụng gây đau bụng, đau lưng
Đối với trường hợp người bệnh có khối u trong bụng thì hầu như thời gian đầu thì sẽ không có các triệu chứng nào đặc biệt ảnh hưởng đến sinh hoạt hay sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu sau một thời gian thì khối u sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng và các dây thần kinh khác gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dẫn đến hiện tượng đau lưng và đau bụng.
5. Các bệnh về viêm đường tiết niệu, bệnh về thận
Người bệnh mắc bệnh về viêm đường tiết niệu thì sẽ thường xuyên đau bụng dưới, đau thắt lưng, kèm theo đó sẽ là hiện tượng tiểu rắt, nước tiểu có màu đục và có thể có trường hợp lẫn máu.
Còn đối với bệnh nhân mắc bệnh về thận như viêm thận hay sỏi thận thì cũng có các triệu chứng đau dọc niệu quản, đau xiên hông, đau lưng và có thể kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiểu rắt và nước tiểu lẫn máu.
6. Các bệnh lý liên quan đến tụy
Tụy là một trong những cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra insulin trong máu. Tụy nằm ở vị trí sau dạ dày, sát thành ổ bụng và vắt ngang các đốt sống lưng. Chính vì thế mà nếu như có vấn đề liên quan đến tụy thì người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu đau lưng, đau bụng.
Bệnh nhân nếu mắc bệnh viêm tụy cấp tính thì còn có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu như buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, các cơn đau thượng vị kéo dài rồi lan sang vùng lưng gây đau lưng, khó khăn trong sinh hoạt. Còn khi lên giai đoạn mãn tính thì các cơn đau bụng, đau lưng sẽ ngày càng dữ dội nên người bệnh cần đi khám sớm.
7. Đau lưng liên quan đến bệnh về cột sống lưng
Các bệnh lý liên quan đến cột sống lưng có thể kể đến như thoái hóa đốt sống, gai cột sống lưng, thoát vị đĩa đệm là những căn bệnh liên quan đến cột sống, là dấu hiệu người bệnh bị đau lưng, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới. Khi bị mắc bệnh về cột sống sẽ khiến người bệnh sẽ ngày càng gặp khó khăn khi vận động, làm việc nặng, nhất là bê vác nặng.
8. Nam giới mắc bệnh nam khoa
Bệnh nam khoa của nam giới khiến người bệnh đau lưng, đau bụng như viêm tuyến tiền liệt sẽ có dấu hiệu như tiêu đêm, tiểu rắt, đau bụng dưới, đau vùng thắt lưng hay là nước tiểu có màu sẫm và lẫn máu. Các bệnh lý nam khoa thường nguy hiểm nên người bệnh cần tới thăm khám sớm để chữa trị an toàn, hiệu quả.
Người mắc bệnh trĩ gây những nguy hiểm gì?
Bệnh trĩ tuy là căn bệnh không gây những nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chữa trị sớm thì có thể gây ra những hậu quả khó lường ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe như:
• Hiện tượng đau rát hậu môn kéo dài:
Bệnh trĩ là bệnh từ hậu môn nên sẽ gây hại nhiều nhất đến bộ phận này. Người mắc bệnh trĩ thường gặp các cảm giác đau đớn, khó chịu hậu môn. Hiện tượng đau rát này sẽ xuất hiện mạnh nhất vào lúc người bệnh đi đại tiện, đặc biệt là táo bón. Khi đi đại tiện thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí là khó khăn nếu như cố rặn thì có thể gây ra nhiều hiện tượng khác như tổn thương, rách hậu môn vô cùng nguy hiểm.
• Nhiễm khuẩn, viêm ngứa hậu môn:
Khi người bệnh mắc bệnh trĩ thì thường xuất hiện những chất dịch nhầy khiến hậu môn lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Chính vì lý do này mà tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây ra tình trạng viêm ngứa hậu môn.
Người bệnh trĩ thường sẽ vệ sinh hậu môn khó khăn và không vệ sinh được bên trong nên sẽ rất dễ nhiễm khuẩn và có thể còn lan sang các bộ phận khác như bộ phận sinh dục nên thường gây ra các bệnh lý phụ khoa, nam khoa.
• Bệnh trĩ gây thiếu máu:
Đi đại tiện ra máu là những dấu hiệu mà người bệnh trĩ thường mắc phải. Nếu bệnh trĩ cấp độ càng nặng thì sẽ chảy dịch và ra máu nhiều hơn. Khi ngày càng ra máu nhiều sẽ khiến cho người bệnh có những dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, kèm theo mệt mỏi và hơn thế nữa là có thể ngất xỉu.
• Người mắc bệnh trĩ có thể ung thư hậu môn - trực tràng:
Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nếu như bệnh nhân không có những biện pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Khi các chất dịch nhầy ở hậu môn tiết ra càng nhiều thì các búi trĩ cọ xát mạnh sẽ gây chảy máu khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn, apex hậu môn và nhiễm trùng trực tràng,.. là các nguy cơ nhanh nhất để dẫn đến bệnh ung thư hậu môn - trực tràng.
• Sa hậu môn là biến chứng của bệnh trĩ:
Hiện tượng sa hậu môn là hiện tượng mà người bệnh trĩ bị búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và không thể tự thụt vào lại được. Đây là hiện tượng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần, tâm lý của người bệnh, thậm chí là người bị bệnh trĩ còn đứng ngồi không yên và luôn lo lắng.
Đó là toàn bộ những thông tin nhằm trả lời cho 2 câu hỏi lớn là bệnh trĩ có gây đau bụng không và bệnh trĩ có gây đau lưng không. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp người mắc bệnh trĩ có thể hiểu thêm về căn bệnh của mình, từ đó có những cách điều trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần tư vấn về bệnh trĩ, cách điều trị thì có thể liên hệ tới số điện thoại để được hỗ trợ miễn phí, bảo mật thông tin.
- Bao quy đầu bị sưng mọng nước phồng lên như cục mỡ là bệnh gì? 09/05/2024
- Khám nam khoa là khám những gì? Quy trình như thế nào? 04/05/2024
- Hình ảnh sau khi cắt bao quy đầu (đã lành, bị phù nề) 03/05/2024
- Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng sau khi cắt bao quy đầu 27/04/2024
- Cảm giác quan hệ sau cắt bao quy đầu có làm giảm khoái cảm 26/04/2024
- Chi phí khám nam khoa ở Bệnh viện Bạch Mai (bảng giá, lịch khám) 25/04/2024
- Có thai 2 tháng phá được không? Cách phá thai 2 tháng tuổi 08/04/2024
- Cảm giác khi chạm vào màng trinh như thế nào? 02/04/2024