Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

  • Cập nhật: 11/01/2024
  • Tác giả: 

Bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không hay bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc của nhiều nam thanh niên khi đến tuổi đi bộ đội nhưng mắc phải bệnh trĩ. Thực tế ngày nay, bệnh trĩ đang gia tăng ở nhiều người trẻ tuổi. Chính vì vậy mà có rất nhiều thanh thiếu niên gửi thắc mắc đến các chuyên gia bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ có phải đi bộ đội không và cung cấp những thông tin về bệnh trĩ đến độc giả.

Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Khái quát về bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin khái quát về bệnh trĩ. Với tỷ lệ người mắc 35-50%, trĩ là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng có thể dẫn tới các biến chứng khác, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là khi các tĩnh mạch bên trong hậu môn và trực tràng bị sưng và phồng do thường xuyên phải chịu nhiều áp lực hoặc do các dây thần kinh ở hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Bệnh trĩ không chỉ đơn giản là bệnh của tĩnh mạch mà là bệnh của một hệ thống từ tĩnh mạch, động mạch giúp thông nối động tĩnh mạch đến mô liên kết và cơ trơn được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, ứ máu sẽ dẫn đến phình giãn và hình thành các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Ngoài ra, khi tuổi tắc tăng lên, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng suy yếu khiến các búi trĩ tụt dần khỏi lỗ hậu môn khiến trĩ nội sa.

Xem thêm:

Cắt trĩ hết bao nhiêu tiền

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ có thể chia thành 2 loại trĩ cụ thể như sau:

• Trĩ ngoại: là tình trạng búi trĩ hình thành và phát triển bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát búi trĩ bằng mắt hoặc sờ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Trĩ ngoại thường gây đau đớn cho bệnh nhân, đặc biệt khi ngồi.

• Trĩ nội: búi trĩ được hình thành và phát triển trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Trong thời gian đầu, bệnh trĩ thường không gây đau đớn cho bệnh nhân và không thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường.

Ngoài ra, dựa vào sự tiến triển của bệnh trĩ, có thể chia bệnh thành 4 giai đoạn:

• Giai đoạn 1 là giai đoạn nhẹ nhất trong khi búi trĩ mới hình thành và có những triệu chứng chưa rõ rệt. Nếu bệnh trĩ được phát hiện và điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì có thể dễ dàng điều trị bệnh dứt điểm.

• Giai đoạn 2 là khi bệnh nhân rặn đi đại tiện, búi trĩ sẽ thập thò hoặc lòi ra ngoài trong khi lúc bình thường búi trĩ sẽ nằm gọn trong ống hậu môn. Khi đi đại tiện xong, lúc đứng dậy búi trĩ sẽ tự thụt vào trong.

• Giai đoạn 3 là khi búi trĩ bị sa ra ngoài khi mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng. Lúc này, cần phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới có thể tụt vào trong hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

• Giai đoạn 4 là tình trạng búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không?

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

 Những yếu tố làm tăng áp lực ở hậu môn trực tràng dẫn đến bệnh trĩ là:
 
• Tiêu chảy hoặc táo bón trở nên mãn tính.

• Đứng hoặc ngồi quá lâu: lái xe, nhân viên văn phòng…

• Những thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn thiếu chất xơ, ăn uống quá mức và lạm dụng các thực phẩm cay nóng, uống cà phê và bia rượu nhiều…

• Ở người lớn tuổi, một số nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cũng có thể là sự suy yếu của các mô liên kết ở hậu môn và trực tràng.

• Phụ nữ có thai thường mắc bệnh trĩ do thai nhi làm tăng áp lực trong ổ bụng tăng. Áp lực tăng lên này có thể làm các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng phình to.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi đại tiện. Lúc đầu có thể thấy một lượng máu màu đỏ tươi trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh. Chảy máu là biểu hiện triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn đi đại tiện thì có thể chảy máu và thành tia. Nhiều bệnh nhân nặng hơn khi ngồi xổm cũng có thể chảy máu. Ngoài ra, triệu chứng của bệnh trĩ còn có những biểu hiện khác như:

• Dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn có thể gây ngứa hoặc đau.

• Sưng phần quanh hậu môn.

• Một khối nhô lên ở gần hậu môn gây đau, rát.

• Búi trĩ bị sa ra ngoài.

• Cảm giác nặng tức ở phần hậu môn, mót rặn.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Để ngăn ngừa hoặc làm giảm triệu chứng trĩ, có thể thực hiện theo những phương pháp sau đây:

• Cung cấp thực phẩm nhiều chất xơ, ăn nhiều trái cây, rau củ và các thực phẩm lành mạnh giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân. Nên thêm chất xơ vào chế độ ăn uống để tránh xì hơi quá mức.

• Uống nhiều nước và các chất lỏng khác (trừ rượu) để giúp làm mềm phân.

• Không rặn mạnh khi đi đại tiện vì khi cố gắng rặn sẽ làm các áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng khiến các búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

• Đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc đại tiện. Nếu bỏ lỡ việc đi đại tiện, phân sẽ trở nên khô cứng và khó đi đại tiện hơn do niêm mạc trực tràng hấp thu nước trong phân bị ứ đọng.

• Duy trì việc tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch (do đứng lâu và ngồi). Việc tập luyện thể dục cũng có thể giúp giảm cân.

• Không nên ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu vì nó có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Có rất nhiều nam thanh niên thắc mắc bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không. Theo danh sách những bệnh được miễn giảm nghĩa vụ quân sự, không bao gồm bệnh trĩ. Điều này có nghĩa là những bệnh nhân trĩ vẫn phải thực hiện những trách nhiệm bình thường của công dân. Người mắc bệnh trĩ vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, tùy theo mức độ nặng và nhẹ của bệnh, bệnh nhân có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Bị bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không khi bệnh nhân có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự để chữa trị bệnh trĩ vì bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi ngay cả khi ở giai đoạn nặng. Địa phương có thể linh động hoãn việc gọi quân sự với người bị bệnh trĩ và điều động sang đợt sau (nếu đang trong thời bình).

Tại mục 5, phụ lục về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định với các trường hợp bị mắc trĩ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là: người đang mắc trĩ cấp độ 4, đang có một búi trĩ dưới 0.5cm, búi trĩ từ 0.5cm đến 1cm hoặc người mắc trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp với những tình trạng như sau:

• Kích thước của búi trĩ nhỏ hơn 0.5cm, trĩ nội nặng.

• Trường hợp có 2 búi trĩ với tình trạng trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp… và kích thước búi trĩ khoảng từ 0.5cm – 1cm.

• Trường hợp có búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, có nhiều búi trĩ to trên 1cm. Bệnh nhân sa búi trĩ và không thể co lên được.

• Tái phát bệnh sau khi điều trị thắt búi trĩ.

Bị bệnh trĩ có phải đi bộ đội không khi những trường hợp trên có thể xem xét tạm hoãn đợt nghĩa vụ quân sự tại thời điểm đó. Để xác định tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị y tế. Từ đó, sẽ giúp xác định được tình trạng bệnh, kích thước trĩ xem có thể tạm hoãn nghĩa vụ đến đợt sau hay không.

Xem thêm:

Bệnh trĩ có gây đau lưng không

Bệnh trĩ có ăn được rau muống không

Cắt trĩ có được bảo hiểm chi trả không

Các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự

Ngoài vấn đề bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không, bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không, nhiều nam thanh niên còn quan tâm đến những bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự. Theo Thông tư liên tịch 36/2011/TTLT-BYT-BQP của Bộ trưởng Bộ y tế - Bộ Quốc phòng ngày 17 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn việc khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có đến 22 bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự, bao gồm:

• Động kinh, thi thoảng lên cơn.

• Tâm thần: Mất trí, điên rồ, cuồng dại (bệnh tâm thần đã được điều trị nhiều lần không khỏi).

• Bệnh chân voi.

• Tay chân tàn tật, biến dạng.

• Lao hạch đang tiến triển, lao xương khớp.

• Bệnh phong các thể không ổn định (sùi, loét, cụt ngón chân, ngón tay).

• Câm, ngọng líu lưỡi từ bé.

• Điếc.

• Chột mắt hoặc mù.

• Run tay chân, không lao động được, đi lại khó khăn, chân tay có những động tác bất thường, múa vờn.

• Liệt nửa người phải hoặc trái, liệt 2 chi dưới.

• Cơ thể suy kiệt khó phục hồi được do mắc các bệnh lý mạn tính, gầy còm, yếu đuối, hen dai dẳng, có biến chứng tâm phế mạn hoặc khí phế thũng, xơ gan cổ trướng.

• Cổ bị nghẹo, tật rõ rệt từ nhiều năm.

• Lùn (chiều cao dưới 140cm).

• Gù do chấn thương cột sống, di chứng lao cột sống.

• Sụp mi mắt bẩm sinh.

• Trĩ mũi kèm theo rối loạn phát âm.

• Sứt môi, hở vòm miệng chưa vá.

• Bệnh khớp kèm theo những biến dạng cứng khớp, teo cơ.

• Các bệnh lý ác tính.

• Người nhiễm HIV.

Bài viết trên các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội đã giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ không, bệnh trĩ có phải đi bộ đội không giúp độc giả cập nhật những thông tin chính xác. Bệnh nhân khi có các dấu hiệu bệnh trĩ, cần phải thăm khám sớm để điều trị nhanh chóng. Nếu còn câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ, bạn có thể gọi đến số hotline tư vấn bệnh trĩ online 0352612932 để được các chuyên gia phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh giải đáp nhanh chóng.

Theo: https://trungtamytecamle.com/